Sữa ong chúa để được trong bao lâu và cách nhận biết khi bị hư hỏng

Sữa ong chúa tươi để được trong bao lâu? Làm thế nào nhận biết sữa ong chúa bị hư hỏng? Dùng sữa ong chúa để lâu bôi đắp mặt hay uống thì có bị nổi mụn không?…

Sữa ong chúa để được trong bao lâu và Cách nhận biết khi bị hư hỏng
Sữa ong chúa để được trong bao lâu và Cách nhận biết khi bị hư hỏng

Chúng ta thường chủ quan, đôi khi còn cảm thấy “tiếc của” và cố gắng sử dụng cho hết sữa ong chúa đã mua trong một khoảng thời gian dài mà không biết liệu sản phẩm còn an toàn và chưa bị biến đổi hay không.

Dù có nhiều dưỡng chất đến đâu, thì sữa ong chúa bị hư hỏng cũng không thể đem lại hiệu quả đang mong đợi, thâm chí còn gây ra những phản ứng tiêu cực đến con người.

1. Sữa ong chúa có thể để được trong bao lâu?

Sữa ong chúa có 2 loại là sữa ong chúa tươi và sữa ong chúa dạng viên.

  • Sữa ong chúa dạng viên đã được xử lý, được tạo thành từ những tinh chất có trong sữa ong chúa, cô đặc và nén thành dạng viên uống, hạn sử dụng sẽ được ghi cụ thể trên bao bì của sản phẩm. Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.
  • Bên cạnh đó, sữa ong chúa tươi là hoàn toàn tự nhiên, được lấy và sử dụng trực tiếp, không qua quá trình gia công hay chế biến. Sữa ong chúa tươi có thời gian sử dụng phụ thuộc vào cách thức bảo quản.

Nếu bảo quản trong nhiệt độ thường, bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm, thì sau một tuần, sữa ong chúa tươi sẽ xuất hiện những dấu hiệu bị hư hỏng. Bạn nên bảo quản sữa ong chúa trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh.

  • Nếu để trong ngăn mát của tủ lạnh, sữa ong chúa tươi có thể sử dụng trong khoảng 1-2 tháng nên bạn cần sử dụng nhanh.
  • Còn nếu được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, sữa ong chúa tươi có thể được sử dụng trong vòng từ 1-2 năm.

>>>Xem ngay: Cách bảo quản sữa ong chúa tươi nguyên chất để được lâu như thế nào?

2. Nhận biết sữa ong chúa bị hư hỏng như thế nào?

Chúng ta không thể đảm bảo sản phẩm sữa ong chúa chúng ta mua là tươi mới hay vừa được sản xuất trước đó.

Hoặc nếu đánh mất hoặc làm rách bao bì của sản phẩm, chúng ta cũng không thể nắm rõ được hạn sử dụng là bao nhiêu.

Vì vậy, hãy lưu ý một vài kinh nghiệm có thể nhận biết sữa ong chúa bị hư hỏng trong điều kiện bình thường sau.

Màu của sữa ong chúa:

  • Thông thường, sữa ong chúa sẽ có màu trắng ngà, màu sắc đều nhau. Nhìn bằng mắt thường cũng thấy được độ sáng, óng ánh và sánh mịn.
  • Nếu bạn nhìn thấy những màu sắc khác thường như màu vàng đậm màu hoặc không đều nhau, thâm chí là lợn cợn màu thì chắc chắn sữa ong chúa đã bị hỏng.

Mùi vị của sữa ong chúa:

  • Sữa ong chúa sẽ có mùi hơi chua nhưng không phải là mùi chua bị thiu. Ăn thử, sữa ong chúa sẽ tan ngay trong miệng, có vị chua chua và hơi lợ lợ.

Phương pháp khác:

  • Trộn sữa ong chúa với mật ong: sữa ong chúa không bị hỏng sẽ được hòa tan cùng mật ong và không có sự phân lớp.
  • Sữa ong chúa và nước: nếu bạn đổ một lượng sữa ong chúa vào nước, sữa ong chúa sẽ tan ngay, nước chuyển sang màu trắng đục. Nếu sữa ong chúa bị hỏng, nó sẽ không tan và chìm xuống đáy, không tan, chỉ tan ra nếu bạn khuấy đều tay.

Sữa ong chúa chỉ tốt nếu được đảm bảo chất lượng là an toàn, tuyệt đối và được sử dụng trong một thời gian nhất định. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp được cho các bạn một số thông tin hữu ích để sử dụng sản phẩm hiệu quả hơn.

3. Dùng sữa ong chúa để lâu để bôi đắp hay uống có bị nổi mụn không?

Như chúng ta đã biết, sữa ong chúa tươi nếu bảo quản ở nhiệt độ đông đá thì có thể sử dụng được trong vòng 2 năm nhưng chất lượng sẽ giảm dần theo thời gian.

Những ai bị dị ứng với sữa ong chúa thì khi bôi hay uống đều bị nổi mụn, phát ban. Đó là cơ chế phản ứng bình thường của cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *