Uống sữa ong chúa kiêng kỵ những gì?

Ăn uống sữa ong chúa cần kiêng kỵ những thực phẩm gì? Những ai không nên ăn sữa ong chúa tươi nguyên chất? Cách uống sữa ong chúa tươi đúng cách như thế nào?

Sữa ong chúa chứa rất nhiều dưỡng chất phong phú như protein, chất khoáng, các loại axit amin và vitamin nhóm B, E, C,…đều có lợi cho sức khỏe và không gây phản ứng tiêu cực hay kích ứng khi được kết hợp với những sản phẩm khác. Khi sử dụng sữa ong chúa, bạn không cần kiêng kị gì cả. Tuy nhiên, có một số đối tượng không nên dùng sữa ong chúa.

1. Những người dị ứng phấn hoa

Sữa ong chúa được ong thợ làm từ mật hoa nên những người có tiền sử bị dị ứng phấn hoa hay hoa thì nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng sản phẩm này.

2. Những người bị huyết áp thấp

Sữa ong chúa giúp giảm tác động của máu lên các thành mạch nên những người huyết áp thấp khi sử dụng sữa ong chúa huyết áp có nguy cơ giảm thấp hơn nữa. Tuy nhiên, sữa ong chúa lại rất tốt cho những người cao huyết áp hoặc mỡ máu nhờ đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể.

3. Những người đường huyết thấp hoặc hay bị hạ đường huyết

Sữa ong chúa rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường do có chứa một hàm lượng insulin giúp kiểm soát lượng đường tăng cao, tuy nhiên, những người đường huyết thấp hoặc hay bị hạ đường huyết, khi sử dụng sẽ có những phản ứng tiêu cực.

4. Người đau bụng đi ngoài hoặc đang sốt, mắc bệnh truyền nhiễm

Trong sữa ong chúa có chứa một phần nọc độc của ong có tể gây rối loạn tiêu hóa ở người. Bên cạnh đó, sữa ong chúa chứa quá nhiều dinh dưỡng, chất bổ cần thiết nên những người đau bụng đi ngoài hoặc đang sốt không nên sử dụng.

5. Phụ nữ mang thai

Thực chất, sữa ong chúa không có tác hại trực tiếp lên bà bầu hay trẻ sơ sinh. Sữa ong chúa có chứa một tỷ lệ chất kích thích khiến tử cung co hẹp lại, vì vậy sẽ không tốt cho quá trình phát triển của thai nhi.

6. Những người bị dị ứng với các thành phần có trong sữa ong chúa

Trên thực tế, có thể bạn bị dị ứng với một chất nào đấy. Nếu sử dụng sữa ong chúa, bạn cảm thấy buồn nôn, choáng váng, ngứa hoặc nổi nốt thì hãy đến ngay bác sỹ để kiểm tra và xin lời khuyên.

Sữa ong chúa rất tốt cho những người còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn hoặc mất sức sau khi lao động vất vả vì những dưỡng chất tự nhiên chứa trong sữa ong chúa sẽ đem lại sinh lực dồi dào cho bạn.

Trên đây là những đối tượng cần kiêng kị sữa ong chúa. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng trên, không thể sử dụng trực tiếp vào cơ thể thì vẫn có thể sử dụng sữa ong chúa như mặt nạ hoặc mỹ phẩm dưỡng da nhé.

Còn nếu bạn không thuộc nhóm đối tượng trên thì hãy yên tâm sử dụng sữa ong chúa nguyên chất hoặc kết hợp với một thành phần nào khác như sữa tươi, trà xanh,… Sữa ong chúa không kiêng kị bất kì một nguyên liệu nào cả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *